Kiến thức & Kinh nghiệm chuyên ngànhLogistics nâng cao năng lực thu mua hàng hóa tại chỗ như thế nào?

Logistics nâng cao năng lực thu mua hàng hóa tại chỗ như thế nào?

Cập nhật lần cuối: Thứ tư, ngày 8/6/2022, 15h28

Các doanh nghiệp logistics có thể nâng cao năng lực thu mua hàng hóa bằng tích hợp tài nguyên và tự động hóa thông qua kết nối năng lực.

Cân bằng giữa tốc độ và chi phí tạo ra thách thức cho các doanh nghiệp logistics trong việc đảm bảo năng lực vận chuyển hàng hóa giao ngay, tối ưu hóa mạng lưới vận tải của họ. Bên cạnh đó, quy trình thu mua hàng hóa tại chỗ thường nhạy cảm với thời gian nên làm tăng sự phức tạp cho quy trình quản lý, thậm chí có thể gây gián đoạn.

 

Tự động hóa và tích hợp tài nguyên có thể tăng năng lực thu mua hàng hóa cho nhà vận chuyển. Ảnh: Supply Chain

Tự động hóa và tích hợp tài nguyên có thể tăng năng lực thu mua hàng hóa cho nhà vận chuyển. Ảnh: Supply Chain

 

Các nhà hoạch định vận tải cũng có xu hướng bỏ qua vấn đề chi phí để đầu tư cho tốc độ. Thông thường, với các phương pháp truyền thống, họ không có thời gian thu thập và phân tích giá thầu cạnh tranh. Do đó, kỹ thuật số đã xuất hiện để hợp lý hóa các quy trình và tăng cường cạnh tranh trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, thị trường đang hoạt động với nhiều nhà cung cấp dịch vụ số khác nhau nên không có nền tảng duy nhất nhằm đảm bảo đồng bộ.

Doanh nghiệp có thể tìm hiểu thị trường để tìm ra nhà cung cấp dịch vụ số tốt nhất nhưng trong trường hợp cần vận chuyển hàng gấp, mọi thứ sẽ trở nên cồng kềnh. Trong trường hợp này, các nhà môi giới vận tải có thể giúp doanh nghiệp cân bằng được tốc độ với chi phí vận chuyển hàng hóa.

Tích hợp tài nguyên thông qua kết nối năng lực

Mỗi hãng vận chuyển, thị trường kỹ thuật số và nhà môi giới đều có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cho phép người gửi hàng đáp ứng các yêu cầu về năng lực giao ngay, nhưng không ai cung cấp giải pháp tổng thể cho riêng mình. Có một cách để đảm bảo tài nguyên được sử dụng hiệu quả, không ảnh hưởng đến tốc độ là kết nối năng lực.

Cụ thể, phương pháp này kết nối các đơn vị gửi hàng với năng lực sẵn có ở mọi. Tháp điều khiển và hệ thống quản lý vận tải (TMS) là trung tâm cho các nhà vận chuyển, nhà môi giới và thị trường. Kết nối công suất tạo ra mạng lưới rộng nhất có thể và đảm bảo tất cả người tham gia hoạt động trên một sân chơi bình đẳng.

Sức mạnh của tự động hóa

Bên cạnh tích hợp, tự động hóa là một phần không thể thiếu để nâng cao năng lực thu mua hàng hóa của doanh nghiệp logistics. TMS tự động hóa dây chuyền vận chuyển, được định vị hoàn hảo để mua hàng hóa tự động. Trong quá trình này, các hãng vận tải và nhà môi giới gửi lại hồ sơ cho TMS - nơi chúng được tổng hợp và trình bày cho các nhà hoạch định vận tải dựa trên chi phí.

Các nhà lập kế hoạch có thể chọn giá thầu chi phí thấp nhất hoặc chọn một nhà cung cấp dịch vụ giá rẻ khác nếu họ lo ngại về chất lượng với nhà cung cấp dịch vụ. Bằng cách tự động hóa quy trình mua sắm, công suất vận chuyển hàng hóa có thể được đảm bảo trong 1/3 thời gian hoặc nhanh hơn so với khả năng thực hiện theo cách thủ công.

Thị trường kỹ thuật số đã vạch rõ sự gián đoạn trong mô hình môi giới vận tải hàng hóa truyền thống. Thông qua đó, nhờ số hóa, các doanh nghiệp logistics có thể gia tăng sự cạnh tranh đối với hàng hóa giao ngay. Tuy nhiên, sự rời rạc trong số hóa trên thị trường có thể hạn chế hiệu quả của chúng. Năng lực kết nối có thể khai thác toàn bộ tiềm năng bằng cách tích hợp các công nghệ rời rạc để phát triển thành một "siêu thị trường". Từ đó, "siêu thị trường" có thể hỗ trợ doanh nghiệp logistics tiếp cận hiệu quả và tiết kiệm chi phí để quản lý vận tải hàng hóa tại chỗ bằng xe tải.


Nguồn tin: theo Logistics Management
Tin khác
Việt Nam giành lại toàn bộ lô hạt điều bị mất kiểm soát
Thứ hai, ngày 20/6/2022, 16h28
Hai container điều cuối cùng trong số 35 cái bị mất chứng từ gốc khi xuất sang Italy đã được tòa phán quyết trả lại quyền sở hữu cho doanh nghiệp Việt.
Nhiều hạn chế cản trở sự phát triển ngành Logistics tại TP Thủ Đức
Thứ năm, ngày 9/6/2022, 15h39
TPHCM - Hạ tầng kết nối, hạ tầng giao thông, chính sách,..là những rào cản để ngành logistics tại TP Thủ Đức phát triển theo hướng hiện đại và bền vững.
Thị trường logistics bán lẻ toàn cầu dự kiến đạt 388.6 tỷ USD năm 2027
Thứ tư, ngày 8/6/2022, 15h14
Research and Markets đưa ra dự báo quy mô thị trường logistics bán lẻ toàn cầu đạt 388.6 tỷ USD vào 2027 với tốc độ tăng trưởng 10.5% CAGR.
Giải pháp cải thiện logistics tại cảng Cát Lái
Thứ hai, ngày 6/6/2022, 08h38
Giảm ùn tắc giao thông và cải thiện logistics khu vực cảng Cát Lái là giải pháp quan trọng tạo thuận lợi thương mại, thúc đẩy xuất nhập khẩu cho TP Hồ Chí Minh nói riêng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.
Khối lượng vận chuyển hàng không lại giảm vào tháng 5
Thứ sáu, ngày 3/6/2022, 10h05
Khối lượng hàng hóa trên thị trường hàng không nói chung lại giảm trong tháng 5 khi đại dịch, chiến tranh Ukraine-Nga và bất ổn kinh tế tiếp tục gây ra thiệt hại cho họ.
Phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Nhu cầu logistics rất lớn
Thứ năm, ngày 2/6/2022, 14h04
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (Word Bank), hàng năm, Đồng bằng sông Cửu Long có nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu khoảng 18 triệu tấn/năm.
Thứ tư, ngày 1/6/2022, 00h00
NGÀNH LOGISTICS LÀ GÌ HỌC NHỮNG GÌ Tuyển sinh Trường Đại học Giao thông vận tải TP HCM
Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản Đồng bằng sông Cửu Long
Thứ ba, ngày 31/5/2022, 00h00
Ngày 26/5, tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) và Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức diễn đàn "Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản Đồng bằng sông Cửu Long".
8 triệu TEUs hàng hóa được thông qua cảng biển Việt Nam trong 4 tháng
Thứ ba, ngày 3/5/2022, 00h00
Trong 4 tháng đầu năm 2022, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt khoảng 8 triệu TEUs, tăng 2%. Logistics Việt Nam đang có xu hướng phát triển tốt.