Tin tức thị trườngThiếu thịt lợn, người Trung Quốc chuyển hướng sang thịt giả

Thiếu thịt lợn, người Trung Quốc chuyển hướng sang thịt giả

Cập nhật lần cuối: Thứ năm, ngày 3/10/2019, 13h23

Khi nguồn cung thịt heo bị giảm sút do dịch tả lợn châu Phi, người dân Trung Quốc có xu hướng chuyển sang thịt giả hay thịt từ thực vật.

Theo tổ chức nghiên cứu Fitch Solutions, nhu cầu của Trung Quốc đối với thịt giả đang tăng lên trong bối cảnh lo ngại rằng nguồn cung thịt lợn trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân. Fitch Solutions cho biết trong một bản báo cáo phát hành vào tháng 9 rằng: "Ở một đất nước mà thịt lợn là nguyên liệu chính trong mọi món ăn, dịch tả lợn châu Phi là yếu tố đã giảm nguồn cung thịt lợn".

Trung Quốc là một trong những nước tiêu thụ thịt lợn cao nhất thế giới. Theo Statista, Trung Quốc là nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới năm 2018, .

Nguồn cung thịt lợn không đủ

Khi nguồn cung giảm, Trung Quốc có thể cần nhập khẩu nhiều thịt lợn hơn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, báo cáo của Fitch nêu rõ. Ngoài ra, cũng theo báo cáo, quốc gia đông dân nhất thế giới cũng cần nghiên cứu các sản phẩm thay thế, thị thực vật là một ví dụ.

Năm 2018, ngành công nghiệp thịt thực vật của Trung Quốc trị giá 910 triệu USD, tăng 14,2% so với một năm trước đó, theo báo cáo của Good Food Insitute. Để so sánh, thị trường thịt thực vật của Mỹ đạt 684 triệu USD trong năm đó - tăng 23% so với năm trước.

Ông Simon Powell, một nhà nghiên cứu tại ngân hàng đầu tư Mỹ Jefferies cho biết, dịch tả lợn châu Phi là yếu tố tích cực cho thịt thay thế ở Trung Quốc. Theo ông, "căn bệnh nguy hiểm này có thể khiến thị trường thịt lợn Trung Quốc thiếu hụt 20 triệu tấn sản phẩm. Với mức giảm này, người tiêu dùng có thể chuyển sang thịt giả",  ông Simon Powel nói với CNBC.

Một công nhân Trung Quốc sử dụng một kỹ thuật truyền thống để làm đậu phụ tại nhà máy của gia đình anh ta vào ngày 6 tháng 2 năm 2005 tại Trung Quốc.
Một công nhân Trung Quốc sử dụng một kỹ thuật truyền thống để làm đậu phụ tại nhà máy của gia đình anh ta vào ngày 6/2/2005 tại Trung Quốc. Nguồn ảnh: CNBC

Môi trường, sức khỏe và truyền thống

Fitch Solutions cho biết trong báo cáo, một yếu tố khác đằng sau xu hướng sử dụng thịt giả là ẩm thực Trung Quốc. Thịt thay thế làm từ thực vật, cụ thể là, đậu phụ hoặc mì căn làm từ lúa mì, vốn từ lâu đã xuất hiên trên bàn ăn tại Trung Quốc.

Trên thực tế, một số người nói rằng người Trung Quốc đã bắt đầu ăn thịt thay thế ngay từ thời nhà Đường, hơn một ngàn năm trước. Và thịt giả có thể là bước tiếp theo của tuyền thống này, trong tình hình hiện tại, theo báo cáo.

Ngoài ra, các vấn đề về môi trường, đạo đức và sức khoẻ cũng là lý do làm nhu cầu  thịt giả​ ở Trung Quốc ngày càng tăng. "Những người trẻ ở Trung Quốc đang ăn ít thịt lại vì lý do sức khoẻ hoặc môi trường, và họ có thể tìm đến thịt thay thế", ông Simon Powel nói với CNBC.

Dù vậy, xu hướng ăn thịt giả ở Trung Quốc có thể cần thêm thời gian để trở thành một trào lưu lớn. Bởi vì, các món ăn trong chế độ ăn uống hàng ngày của người Trung Quốc đều liên quan đến thịt lợn.

Nhu cầu thịt của Trung Quốc luôn rất cao. Năm 2018, quốc gia này chiếm khoảng 46% tổng lượng tiêu thụ thịt lợn thế giới, theo dữ liệu của OECD.

Thay đổi cơ cấu chăn nuôi: Giải pháp cho tình trạng thiếu hụt thịt lợn

Dịch tả lợn Châu Phi, ai là người hưởng lợi?

Nguồn CNBC

Trang Lê
Nguồn tin: Nhịp cầu đầu tư
Tin khác
Doanh nghiệp bán lẻ “gồng mình” bình ổn giá
Thứ ba, ngày 5/7/2022, 09h15
Dù chịu áp lực về giá xăng dầu thế nhưng nhiều doanh nghiệp (DN) bán lẻ vẫn đang tìm các giải pháp để thị trường không thiết lập mặt bằng giá mới, đồng thời tích cực khuyến mãi để kích cầu tiêu dùng.
Thương mại với Trung Quốc qua cửa khẩu giảm mạnh
Thứ hai, ngày 4/7/2022, 00h00
Xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc theo các cửa khẩu biên giới phía Bắc giảm hơn 64% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,15 tỷ USD 4 tháng đầu năm.
Chính phủ trình UBTVQH giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu
Thứ hai, ngày 4/7/2022, 00h00
Trước đó, Bộ Tài chính đề xuất giảm từ 500-1.000 đồng/lít thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, nhằm ổn định giá xăng dầu trong nước.
Giá xăng ngày mai có thể tăng tiếp
Thứ hai, ngày 20/6/2022, 08h34
Nếu không dùng Quỹ bình ổn, giá xăng trong nước có thể vẫn tăng 200-400 đồng một lít, trong bối cảnh ý tưởng giảm thuế để kìm giá vẫn đang ở giai đoạn "đề xuất".
Đề xuất giảm 1.000 đồng thuế bảo vệ môi trường với xăng
Thứ hai, ngày 20/6/2022, 00h00
Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu về 1.000 đồng - mức sàn của loại thuế này - đến hết năm nay.
Đẩy mạnh thương mại giữa Việt Nam - Lào và Thái Lan lên tầm cao mới
Thứ sáu, ngày 17/6/2022, 10h08
Bộ Công Thương đánh giá cao thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và 2 nước Lào, Thái Lan trong thời gian qua, cần tiếp tục đẩy mạnh giao thương trong thời gian tới.
Kinh tế 24h: Giá vàng bật tăng; Malaysia muốn bán 300.000 tấn xăng cho VN
Thứ năm, ngày 16/6/2022, 00h00
Giá vàng đột ngột quay đầu; Malaysia muốn bán 300.000 tấn xăng cho Việt Nam; Thủy sản Khánh Hòa gặp khó khăn để gỡ thẻ vàng EC... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.
Xăng
Thứ năm, ngày 9/6/2022, 15h18
TPHCM - Thời gian gần đây, tại nhiều cửa hàng xăng dầu trên địa bàn TPHCM, các trụ bơm xăng đã có thêm loại xăng RON97-V, với giá bán cao chót vót, lên đến 32.850 đồng/lít. Nhiều khách hàng tìm đổ loại xăng này cho các loại xe tay ga đời mới, thậm chí xe số đời cũ cũng tìm đổ xăng "xịn" vì tò mò.
Bộ trưởng Tài chính nói về hạ hết thuế bảo vệ môi trường để giảm giá xăng
Thứ tư, ngày 8/6/2022, 14h37
Về giảm thuế môi trường xăng dầu, theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, đối với xăng, thuế bảo vệ môi trường là 4.000 đồng/lít, Bộ đã đề nghị và được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng ý giảm 2.000 đồng thuế môi trường/lít. Muốn giảm hết 2.000 đồng/lít thuế môi trường trong xăng dầu thì thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Giá dầu thế giới tiếp tục đà tăng
Thứ ba, ngày 7/6/2022, 13h05
Phiên giao dịch ngày 7.6 (giờ Việt Nam), giá dầu thế giới có nhiều biến động sau khi Saudi Arabia bất ngờ tăng giá bán dầu sang thị trường châu Á.