Tin tức thị trườngTrung Quốc chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất khi ông Trump quá khó lường

Trung Quốc chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất khi ông Trump quá khó lường

Cập nhật lần cuối: Thứ năm, ngày 5/9/2019, 15h13

Chỉ có một vài nhà đàm phán Trung Quốc tin rằng họ sẽ đạt được một thỏa thuận với Mỹ trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.

Có lẽ không ai ngạc nhiên hơn chính quyền Trung Quốc khi nghe thông tin rằng nước này đã gọi điện cho chính quyền Tổng thống Trump để xin nối lại đàm phán.

Sau một ngày cuối tuần với nhiều tín hiệu khó hiểu, uy tín của Tổng thống Trump đã trở thành một trở ngại khiến cho thỏa thuận giữa Mỹ với Trung Quốc ngày càng xa vời, Bloomberg dẫn lời các quan chức Trung Quốc giấu tên cho hay. Chỉ có một vài nhà đàm phán Trung Quốc tin rằng, họ sẽ đạt được một thỏa thuận với Mỹ trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020. Và sẽ là rủi ro cho những ai tư vấn cho chủ tịch Tập Cận Bình về việc ký một thỏa thuận mà tổng thống Trump luôn có thể phá vỡ.

Phát biểu với các phóng viên tại Hội nghị Thượng đỉnh nhóm G7 tại Pháp vào ngày 26/08, tổng thống Trump nói rằng các quan chức Trung Quốc đã gọi điện cho các nhà đàm phán của Mỹ để nói “hãy trở lại bàn đàm phán”.

Ông Trump cho biết, Trung Quốc đang khao khát thực hiện một thỏa thuận. “Họ đã bị tổn thương nặng nề, nhưng họ hiểu đây là điều đúng đắn”, Tổng thống Trump nói.

Những nỗ lực của ông Trump nhằm mô tả Trung Quốc như một nước “chiếu dưới” trên bàn đám phán đã khiến cho Bắc Kinh cảm thấy ông Trump không phải là một người đáng tin cậy để ký kết một thỏa thuận.

Ông Tao Dong, Phó Chủ tịch Phụ trách Thị trường Trung Quốc của ngân hàng Credit Suisse ở Hồng Kông nhận xét, “Bản tính hay thay đổi của ông Trump đã khiến Trung Quốc ngày càng mất niềm tin. Điều này khiến cho việc sớm đạt được một thỏa thuận là bất khả thi”.

Trung Quoc chuan bi cho kich ban xau nhat khi ong Trump qua kho luong
Tính hay thay đổi của tổng thống Trump khiến cho viecj đạt được thỏa thuận giữa hai nước ngày càng xa vời. Ảnh: Market Watch

Đáp lại, ngày 27/08, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng họ không biết về cuộc gọi xin nối lại đàm phán mà tổng thống Trump đang nói. Một trong những người đầu tiên phản bác lời tuyên bố của ông Trump là ông Hu Xijin, Tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn Cầu. Ông cho rằng, tổng thống Mỹ đang phóng đại tầm quan trọng của các cuộc đàm phán cấp thấp, và lập trường của Trung Quốc trên bàn đàm phán không hề thay đổi.

Các quan chức Bắc Kinh vẫn sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán với Mỹ. Tuy nhiên, họ cũng chuẩn bị cho khả năng ngưng hợp tác với nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong khi đó, tổng thống Mỹ cũng đang kêu gọi các công ty của mình “trở về nhà”. Sau khi các cuộc đàm phán thất bại hồi tháng 5, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói rằng Trung Quốc phải tự lực trong các công nghệ cốt lõi và kêu gọi người dân tham gia “một cuộc vạn lý trường chinh mới”.

“Các công ty đang có xu hướng giảm dần sự phụ thuộc. Họ đang tìm các giải pháp thay thế khi nhận thấy một tương lai bất định”, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc, Tim Stratford, cho biết.

Cuộc chiến thương mại với Mỹ đã khiến kinh tế Trung Quốc bị thiệt hại lớn khi tốc độ tăng trưởng ở mức chậm nhất trong 27 năm. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc vẫn còn dư địa để nới lỏng các chính sách kinh tế. Tuần trước, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã tiết lộ một chương trình cải cách lớn nhằm giảm chi phí vay. Chính phủ đang xem xét cho phép các tỉnh thành phát hành thêm trái phiếu để đầu tư cơ sở hạ tầng.

Về mặt chính trị, ông Tập không có nhiều lựa chọn để chiều theo ý Tổng thống Mỹ. Những người có quan điểm cứng rắn trong chính phủ Trung Quốc đã cất tiếng nói mạnh mẽ hơn mỗi khi ông Trump phá vỡ một thỏa thuận tạm thời – từ tăng thuế cho đến đưa các công ty công nghệ hàng đầu như Huawei vào danh sách đen.

Dù Trung Quốc sẵn sàng ký một thỏa thuận mua nhiều nông sản hơn từ Mỹ, về mặt chính trị, ông Tập không thể ký kết một thỏa thuận gỡ bỏ thuế quan trừng phạt. Ông cũng không thể đồng ý tư nhân hóa các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế mà nhà nước đang kiểm soát.

Ông Suisheng Zhao, giám đốc điều hành của Trung tâm Hợp tác Mỹ -Trung tại Đại học Denver cho biết: “Cả hai đều đang đối mặt với rủi ro, và Trung Quốc không thể thua, song cũng khó có thể đưa ra nhượng bộ đáng kể nào”.

Theo Charles Liu - người sáng lập Hao Capital, ông Trump có thể nhận ra rằng cuộc chiến thương mại với Trung Quốc sẽ là thảm họa với các công ty và cả nền kinh tế Mỹ.

“Hiện tại, ông Trump đang chịu nhiều áp lực về việc phải thực hiện một thỏa thuận chứ không phải Trung Quốc. Trung Quốc sẽ sẵn sàng đàm phán, cánh cửa luôn mở, nhưng sự bắt nạt này sẽ không hữu ích cho cuộc thảo luận”, ông Liu nói.

►Kịch tính xung quanh đồng Nhân dân tệ khiến Mỹ và Trung Quốc ngày một xa cách

►Diều hâu Peter Navarro: Mỹ sẽ đáp trả mạnh mẽ nếu Trung Quốc hạ giá Nhân dân tệ

►Để Nhân dân tệ vượt lằn ranh đỏ, Trung Quốc không còn hy vọng về việc đạt thỏa thuận với Mỹ?

Hà Linh
Nguồn tin: Nhịp cầu đầu tư
Tin khác
Doanh nghiệp bán lẻ “gồng mình” bình ổn giá
Thứ ba, ngày 5/7/2022, 09h15
Dù chịu áp lực về giá xăng dầu thế nhưng nhiều doanh nghiệp (DN) bán lẻ vẫn đang tìm các giải pháp để thị trường không thiết lập mặt bằng giá mới, đồng thời tích cực khuyến mãi để kích cầu tiêu dùng.
Thương mại với Trung Quốc qua cửa khẩu giảm mạnh
Thứ hai, ngày 4/7/2022, 00h00
Xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc theo các cửa khẩu biên giới phía Bắc giảm hơn 64% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,15 tỷ USD 4 tháng đầu năm.
Chính phủ trình UBTVQH giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu
Thứ hai, ngày 4/7/2022, 00h00
Trước đó, Bộ Tài chính đề xuất giảm từ 500-1.000 đồng/lít thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, nhằm ổn định giá xăng dầu trong nước.
Giá xăng ngày mai có thể tăng tiếp
Thứ hai, ngày 20/6/2022, 08h34
Nếu không dùng Quỹ bình ổn, giá xăng trong nước có thể vẫn tăng 200-400 đồng một lít, trong bối cảnh ý tưởng giảm thuế để kìm giá vẫn đang ở giai đoạn "đề xuất".
Đề xuất giảm 1.000 đồng thuế bảo vệ môi trường với xăng
Thứ hai, ngày 20/6/2022, 00h00
Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu về 1.000 đồng - mức sàn của loại thuế này - đến hết năm nay.
Đẩy mạnh thương mại giữa Việt Nam - Lào và Thái Lan lên tầm cao mới
Thứ sáu, ngày 17/6/2022, 10h08
Bộ Công Thương đánh giá cao thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và 2 nước Lào, Thái Lan trong thời gian qua, cần tiếp tục đẩy mạnh giao thương trong thời gian tới.
Kinh tế 24h: Giá vàng bật tăng; Malaysia muốn bán 300.000 tấn xăng cho VN
Thứ năm, ngày 16/6/2022, 00h00
Giá vàng đột ngột quay đầu; Malaysia muốn bán 300.000 tấn xăng cho Việt Nam; Thủy sản Khánh Hòa gặp khó khăn để gỡ thẻ vàng EC... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.
Xăng
Thứ năm, ngày 9/6/2022, 15h18
TPHCM - Thời gian gần đây, tại nhiều cửa hàng xăng dầu trên địa bàn TPHCM, các trụ bơm xăng đã có thêm loại xăng RON97-V, với giá bán cao chót vót, lên đến 32.850 đồng/lít. Nhiều khách hàng tìm đổ loại xăng này cho các loại xe tay ga đời mới, thậm chí xe số đời cũ cũng tìm đổ xăng "xịn" vì tò mò.
Bộ trưởng Tài chính nói về hạ hết thuế bảo vệ môi trường để giảm giá xăng
Thứ tư, ngày 8/6/2022, 14h37
Về giảm thuế môi trường xăng dầu, theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, đối với xăng, thuế bảo vệ môi trường là 4.000 đồng/lít, Bộ đã đề nghị và được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng ý giảm 2.000 đồng thuế môi trường/lít. Muốn giảm hết 2.000 đồng/lít thuế môi trường trong xăng dầu thì thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Giá dầu thế giới tiếp tục đà tăng
Thứ ba, ngày 7/6/2022, 13h05
Phiên giao dịch ngày 7.6 (giờ Việt Nam), giá dầu thế giới có nhiều biến động sau khi Saudi Arabia bất ngờ tăng giá bán dầu sang thị trường châu Á.