Kiến thức & Kinh nghiệm chuyên ngànhĐầu tư phát triển logistics, tạo "lực đẩy" cho tăng trưởng kinh tế

Đầu tư phát triển logistics, tạo "lực đẩy" cho tăng trưởng kinh tế

Cập nhật lần cuối: Thứ bảy, ngày 30/4/2022, 00h00

Xác định phát triển logistics là giải pháp tích cực để tăng trưởng xuất nhập khẩu, phát triển kinh tế, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển hạ tầng, dịch vụ logistics.

 

Trong tương lai, Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển logistics, xây dựng được những con tàu siêu trường, siêu trọng. Ảnh: TL
Trong tương lai, Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển logistics, xây dựng được những con tàu siêu trường, siêu trọng. Ảnh: TL

 

Nhu cầu và tiềm năng lớn, nhưng năng lực hạn chế

Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn cho sự phát triển của ngành dịch vụ logistics.

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Việt Nam được đánh giá là có nhiều thế mạnh để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ logistics.

Chính phủ Việt Nam đã xác định logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ cũng như những nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, ngành logistics Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể.

Trong xu thế hội nhập hiện nay, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước phát triển, trong đó có các FTA thế hệ mới tạo cơ hội cho tăng trưởng xuất khẩu, thì hạ tầng logistics hiện đại, phát triển sẽ là “bàn đẩy” hỗ trợ tăng trưởng xuất nhập khẩu, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới đang có nhiều bất ổn do dịch COVID-19, xung đột Nga – Ukraina, biến đổi khí hậu… việc giao thương, trao đổi lương thực, nguyên liệu sản xuất trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.

Số liệu tổng hợp từ các báo cáo sơ bộ của 45/63 tỉnh thành trên cả nước cho thấy, hiện Việt Nam có 69 trung tâm logistics có quy mô lớn và vừa, phân bổ tập trung ở một số khu công nghiệp.

Hiện nay, một số địa phương như An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Kiên Giang, Nghệ An, Tiền Giang, Quảng Ninh,... đang tập trung triển khai, kêu gọi thu hút đầu tư vào các trung tâm logistics hạng I, hạng II, các trung tâm logistics chuyên dụng.

Có nhiều mô hình để hợp tác cùng phát triển như mua bán và sáp nhập, hợp tác tại nước thứ ba để gia tăng quy mô phục vụ, làm đại lý của nhau, hợp tác với các hãng tàu, hàng không…

Tuy nhiên, theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam (VLA), hiện 90% các doanh nghiệp logistics đang hoạt động là doanh nghiệp Việt Nam, nhưng lại chỉ chiếm khoảng 30% thị phần, còn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài.

Đầu tư phát triển logistics để phát triển kinh tế

Chính phủ Việt Nam cũng đã xác định, logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Chính vì vậy, đầu tư phát triển logistics là rất quan trọng.

Theo Bộ Công thương, một phần nhờ phát triển logisitcs, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa từ năm 2010 đến nay tăng 4,25 lần, từ 157,1 tỉ USD năm 2010 lên 668,5 tỉ USD năm 2021. 

TS Võ Duy Nghi - giảng viên Viện quản trị kinh doanh FSB - Đại học FPT, cho rằng, một ngành kinh tế chủ chốt như logistics nhưng tỉ lệ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ với nguồn lực hạn chế chiếm đến trên 90% là điều hạn chế lớn nhất cả trở phát triển logistics ở Việt Nam, bởi hiện nay, logistics hiện đại đã phát triển đến loại hình 4PL và 5PL (4PL: Chuỗi logistics, dịch vụ logistics được cung cấp đầy đủ, một “chuỗi”; 5PL: E-logistics, logistics trên nền thương mại điện tử).

Theo ông Kim Sam Mo - Tổng Giám đốc Công ty Kukdong Logistics - Chủ tịch Hiệp hội logistics Hàn Quốc tại Việt Nam (KOCA), Việt Nam được đánh giá là thị trường phát triển cao, có thể trở thành trung tâm logistics của khu vực ASEAN và chuỗi cung ứng logistics quốc tế.

Năm 2022, tốc độ tăng trưởng logistics của Việt Nam dự kiến đạt 13% và có xu hướng tiếp tục tăng mạnh trong tương lai do xu hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam gia tăng.

Vì vậy, để đón đầu xu thế này, Việt Nam cần phát triển hạ tầng logistics. Để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài cho logistics, Việt Nam cần nới lỏng tỉ lệ vốn đầu tư vào logistics trên vốn đầu tư nước ngoài để không kìm hãm nguồn vốn FDI vào logistics Việt Nam.


Nguồn tin: Báo Lao Động
Tin khác
Việt Nam giành lại toàn bộ lô hạt điều bị mất kiểm soát
Thứ hai, ngày 20/6/2022, 16h28
Hai container điều cuối cùng trong số 35 cái bị mất chứng từ gốc khi xuất sang Italy đã được tòa phán quyết trả lại quyền sở hữu cho doanh nghiệp Việt.
Nhiều hạn chế cản trở sự phát triển ngành Logistics tại TP Thủ Đức
Thứ năm, ngày 9/6/2022, 15h39
TPHCM - Hạ tầng kết nối, hạ tầng giao thông, chính sách,..là những rào cản để ngành logistics tại TP Thủ Đức phát triển theo hướng hiện đại và bền vững.
Logistics nâng cao năng lực thu mua hàng hóa tại chỗ như thế nào?
Thứ tư, ngày 8/6/2022, 15h28
Các doanh nghiệp logistics có thể nâng cao năng lực thu mua hàng hóa bằng tích hợp tài nguyên và tự động hóa thông qua kết nối năng lực.
Thị trường logistics bán lẻ toàn cầu dự kiến đạt 388.6 tỷ USD năm 2027
Thứ tư, ngày 8/6/2022, 15h14
Research and Markets đưa ra dự báo quy mô thị trường logistics bán lẻ toàn cầu đạt 388.6 tỷ USD vào 2027 với tốc độ tăng trưởng 10.5% CAGR.
Giải pháp cải thiện logistics tại cảng Cát Lái
Thứ hai, ngày 6/6/2022, 08h38
Giảm ùn tắc giao thông và cải thiện logistics khu vực cảng Cát Lái là giải pháp quan trọng tạo thuận lợi thương mại, thúc đẩy xuất nhập khẩu cho TP Hồ Chí Minh nói riêng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.
Khối lượng vận chuyển hàng không lại giảm vào tháng 5
Thứ sáu, ngày 3/6/2022, 10h05
Khối lượng hàng hóa trên thị trường hàng không nói chung lại giảm trong tháng 5 khi đại dịch, chiến tranh Ukraine-Nga và bất ổn kinh tế tiếp tục gây ra thiệt hại cho họ.
Phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Nhu cầu logistics rất lớn
Thứ năm, ngày 2/6/2022, 14h04
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (Word Bank), hàng năm, Đồng bằng sông Cửu Long có nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu khoảng 18 triệu tấn/năm.
Thứ tư, ngày 1/6/2022, 00h00
NGÀNH LOGISTICS LÀ GÌ HỌC NHỮNG GÌ Tuyển sinh Trường Đại học Giao thông vận tải TP HCM
Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản Đồng bằng sông Cửu Long
Thứ ba, ngày 31/5/2022, 00h00
Ngày 26/5, tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) và Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức diễn đàn "Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản Đồng bằng sông Cửu Long".
8 triệu TEUs hàng hóa được thông qua cảng biển Việt Nam trong 4 tháng
Thứ ba, ngày 3/5/2022, 00h00
Trong 4 tháng đầu năm 2022, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt khoảng 8 triệu TEUs, tăng 2%. Logistics Việt Nam đang có xu hướng phát triển tốt.