Kiến thức & Kinh nghiệm chuyên ngànhHàng không tăng trưởng chậm lại, nhiều hãng vẫn muốn bay

Hàng không tăng trưởng chậm lại, nhiều hãng vẫn muốn bay

Cập nhật lần cuối: Thứ sáu, ngày 23/8/2019, 15h35

Cục Hàng không Việt Nam vừa đưa ra đánh giá rằng hồ sơ của Vinpearl Air, Vietravel đều đủ điều kiện để báo cáo Thủ tướng xem xét, phê duyệt đầu tư.

Bầu trời ngày càng chật chội

Theo nội dung báo cáo, Vinpearl Air sẽ hoạt động theo mô hình hỗn hợp kết hợp giữa hàng không truyền thống và chi phí thấp với tổng số vốn đầu tư là 4.700 tỷ đồng. Thời gian khai thác nội địa và quốc tế dự kiến sẽ bắt đầu từ tháng 7/2020 với đội bay 6 chiếc và sẽ nâng tổng số tàu bay lên 36 chiếc vào năm 2025.

Dù vậy, Cục Hàng Không cũng lưu ý Vinpearl Air về quy mô đội bay 36 chiếc vào năm 2025 có khả năng vượt quá nhu cầu của thị trường. Do vậy, quy mô đội bay của Vinpearl Air nên ở mức 30 máy bay vào năm 2025 là phù hợp.

Với Vietravel Airlines, Cục Hàng không đánh giá mô hình khai thác dự kiến của hãng là cung cấp chuyến bay thuê chuyến (charter), phục vụ du lịch cần được khuyến khích vì hiện tại Việt Nam chưa có hãng nào cung cấp dịch vụ này.

Tuy nhiên, Cục Hàng không cho rằng mô hình này của doanh nghiệp này "tiềm ẩn khó khăn khi chọn mạng đường bay chủ yếu ở các sân bay thứ cấp". 

Cụ thể, theo hồ sơ của Vietravel Airlines, hãng này chọn Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài (Huế) làm sân bay căn cứ.  Dù vậy,  Cục Hàng không phân tích khó khăn xuất phát từ việc khách du lịch thường xuất phát từ các trung tâm như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cam Ranh.

"Nếu như, trong trường hợp khai thác các chuyến bay charter không hiệu quả, Vietravel Airlines sẽ khai thác thường lệ và sẽ phải sử dụng các sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh để đậu máy bay qua đêm, điều được cho là sẽ góp phần gây khó khăn chung cho hệ thống hạ tầng hàng không".

Cơ quan này khuyến cáo Vietravel Airlines cần xây dựng kế hoạch khai thác linh hoạt trong trường hợp thuê chuyến tại các sân bay lớn do sẽ gặp khó khăn trong việc có được các slot (giờ cất, hạ cánh) vì mới tham gia thị trường.

Hang khong tang truong cham lai, nhieu hang van muon bay
Vận tải hàng không tăng trưởng chậm hơn trong 6 tháng đầu năm 2019. Ảnh: SSI

Như vậy, nếu được Bộ GTVT chấp thuận và cấp phép bay, Việt Nam sẽ  có 7 hãng hàng không là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vasco, Vietjet, Bamboo Airways và Vinpearl Air, Vietstar Airlines.

Trước đó, báo cáo Kết quả Kinh doanh 6 tháng đầu năm 2019 của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, vận chuyển hành khách và hàng hóa nói chung đều có xu hướng tăng trưởng chậm lại so với năm 2018. Lượng khách quốc tế tới Việt Nam trong 6 tháng đầu năm chỉ tăng 7,5%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 20% của năm 2018. Vận chuyển hàng hóa cũng tăng khiêm tốn 3,1% so với mức tăng 13% của năm 2018.

Số liệu vận chuyển đường hàng không của ACV cũng cho xu hướng tương tự, tổng lượng hành khách đạt 57,4 triệu khách, tăng 9,6% và hàng hóa đạt 746 nghìn tấn chỉ tăng 3,4% trong 6 tháng đầu năm 2019. Trong đó, lượng khách trên các đường bay quốc tế tăng tích cực hơn 13,4% nhờ lượng khách nội di chuyển trên các đường bay quốc tế tăng mạnh, trong khi các tuyến nội địa chỉ tăng 7,6%. Tương tự, vận chuyển hàng hóa nội địa giảm 5,8% cũng kéo giảm tăng trưởng chung trong khi hàng hóa quốc tế phục hồi và tăng 9% so với 2018. 

Hang khong tang truong cham lai, nhieu hang van muon bay
Thị phần ngành hàng không có sự thay đổi lớn trong nửa đầu năm 2019. Ảnh: SSI

Trong quý II/2019, thị phần hàng không có sự thay đổi rõ rệt. Bamboo Airways mới tham gia thị trường và từng bước nâng thị phần, đạt 4,2% trong 6 tháng đầu năm 2019. Vietjet Air tiếp tục tăng trưởng với số chuyến bay khai thác tăng 14% so với cùng kỳ năm 2018, nâng thị phần lên 44%, ngược lại Vietnam Airlines giảm mạnh 17% đưa thị phần về mức 35,9%, Jetstar Pacific chiếm 13,9% và VASCO 2%.

Động lực tăng trưởng đến từ đâu?

Trong một báo cáo mới đây của CTCP Chứng khoán MB (MBS) dự báo thị trường hành khách nội địa sẽ tăng trưởng CAGR 5,9%/năm cho giai đoạn 2018-2025 với động lực tăng trưởng đến từ mức thu nhập người dân tăng lên, cơ cấu dân số vàng với tỷ trọng tầng lớp trung lưu tăng lên, và tỷ lệ hành khách nội địa trên tổng dân số vẫn ở mức thấp. 

Thị trường hành khách quốc tế được MBS dự báo tăng trưởng CAGR 11,4%/năm cho giai đoạn 2018-2025, động lực tăng trưởng từ thị trường du lịch đi và đến Việt Nam.

MBS nhận định rằng sự phát triển của các hãng hàng không trong tương lai sẽ tập trung sang thị trường quốc tế khi thị trường nội địa tăng trưởng chậm lại, rào cản thị phần lớn. Vietnam Airlines có lợi thế về chất lượng dịch vụ trên thị trường quốc tế với thương hiệu Hãng hàng không Quốc gia, tiêu chuẩn Skytrax 4 sao. Tuy nhiên, MBS đánh giá Vietnam Airlines hưởng ít lợi hơn so với VietjetAir từ nhóm du khách quốc tế đến Việt Nam. Đón đầu xu hướng này, MBS nhận định phương hướng xây dựng Cam Ranh, Đà Nẵng thành các “international hub” của VJA sẽ giúp VJA tiếp tục gia tăng thị phần hành khách quốc tế trong các năm tới, là động lực tăng trưởng cho VJA.

►Chen chân vào chuỗi giá trị hàng không

►Bức tranh ngành hàng không Việt Nam năm 2018

►Dịch vụ mặt đất, lợi nhuận trên không

 

 


Nguồn tin: Nhịp cầu đầu tư
Tin khác
Việt Nam giành lại toàn bộ lô hạt điều bị mất kiểm soát
Thứ hai, ngày 20/6/2022, 16h28
Hai container điều cuối cùng trong số 35 cái bị mất chứng từ gốc khi xuất sang Italy đã được tòa phán quyết trả lại quyền sở hữu cho doanh nghiệp Việt.
Nhiều hạn chế cản trở sự phát triển ngành Logistics tại TP Thủ Đức
Thứ năm, ngày 9/6/2022, 15h39
TPHCM - Hạ tầng kết nối, hạ tầng giao thông, chính sách,..là những rào cản để ngành logistics tại TP Thủ Đức phát triển theo hướng hiện đại và bền vững.
Logistics nâng cao năng lực thu mua hàng hóa tại chỗ như thế nào?
Thứ tư, ngày 8/6/2022, 15h28
Các doanh nghiệp logistics có thể nâng cao năng lực thu mua hàng hóa bằng tích hợp tài nguyên và tự động hóa thông qua kết nối năng lực.
Thị trường logistics bán lẻ toàn cầu dự kiến đạt 388.6 tỷ USD năm 2027
Thứ tư, ngày 8/6/2022, 15h14
Research and Markets đưa ra dự báo quy mô thị trường logistics bán lẻ toàn cầu đạt 388.6 tỷ USD vào 2027 với tốc độ tăng trưởng 10.5% CAGR.
Giải pháp cải thiện logistics tại cảng Cát Lái
Thứ hai, ngày 6/6/2022, 08h38
Giảm ùn tắc giao thông và cải thiện logistics khu vực cảng Cát Lái là giải pháp quan trọng tạo thuận lợi thương mại, thúc đẩy xuất nhập khẩu cho TP Hồ Chí Minh nói riêng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.
Khối lượng vận chuyển hàng không lại giảm vào tháng 5
Thứ sáu, ngày 3/6/2022, 10h05
Khối lượng hàng hóa trên thị trường hàng không nói chung lại giảm trong tháng 5 khi đại dịch, chiến tranh Ukraine-Nga và bất ổn kinh tế tiếp tục gây ra thiệt hại cho họ.
Phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Nhu cầu logistics rất lớn
Thứ năm, ngày 2/6/2022, 14h04
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (Word Bank), hàng năm, Đồng bằng sông Cửu Long có nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu khoảng 18 triệu tấn/năm.
Thứ tư, ngày 1/6/2022, 00h00
NGÀNH LOGISTICS LÀ GÌ HỌC NHỮNG GÌ Tuyển sinh Trường Đại học Giao thông vận tải TP HCM
Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản Đồng bằng sông Cửu Long
Thứ ba, ngày 31/5/2022, 00h00
Ngày 26/5, tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) và Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức diễn đàn "Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản Đồng bằng sông Cửu Long".
8 triệu TEUs hàng hóa được thông qua cảng biển Việt Nam trong 4 tháng
Thứ ba, ngày 3/5/2022, 00h00
Trong 4 tháng đầu năm 2022, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt khoảng 8 triệu TEUs, tăng 2%. Logistics Việt Nam đang có xu hướng phát triển tốt.