Kiến thức & Kinh nghiệm chuyên ngànhLơ là bảo mật thông tin, người tiêu dùng có thể lĩnh hậu quả khôn lường

Lơ là bảo mật thông tin, người tiêu dùng có thể lĩnh hậu quả khôn lường

Cập nhật lần cuối: Thứ tư, ngày 24/5/2017, 11h16

Tại Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ việc mất an toàn thông tin gây hậu quả nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân chính là do sự chủ quan, thiếu cảnh giác của người tiêu dùng. Do đó, người tiêu dùng cần nâng cao nhận thức và cảnh giác nhằm tránh rủi ro đáng tiếc.

Người tiêu dùng cần cảnh giác cao độ khi chia sẻ thông tin trên mạng. Ảnh minh họa

Rủi ro an ninh mạng để lại hậu quả khôn lường

Vừa qua, nhiều nước trên thế giới dù đã cảnh báo về nguy cơ tấn công của virus Wannacry trên mạng Internet nhưng số lượng các tổ chức, quốc gia bị virus này tấn công vẫn rất lớn và gây thiệt hại nặng nề. Theo thống kê, đã có 150 quốc gia bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công của virus trên, hơn 200.000 máy tính đã bị chiếm quyền sử dụng dữ liệu...

"Khả năng lây lan nhanh và mối nguy hiểm trong việc sử dụng các thông tin bị virus Wannacry đánh cắp đã khiến Microsoft phát đi thông điệp cảnh báo chính phủ các nước cần quan tâm đặc biệt đến sự kiện này, đồng thời, nhận định đây là "hồi chuông cảnh báo" cho toàn thể thế giới", Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết.

Cũng theo Cục Quản lý cạnh tranh, tại Việt Nam cũng đã có nhiều vụ việc mất an toàn thông tin xảy ra gây hậu quả đáng tiếc mà nguyên nhân chính là do sự chủ quan, thiếu cảnh giác của người tiêu dùng trong việc bảo đảm an toàn cho chính bản thân mình.

Điển hình là vụ việc tài khoản thẻ hoặc tài khoản ngân hàng bị mất tiền không rõ nguyên nhân trong thời gian gần đây. Trên thực tế, một trong những cách thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc tài khoản bị rút tiền không rõ nguyên nhân đã được các ngân hàng liên tục cảnh báo và hướng dẫn khách hàng thực hiện là đăng ký dịch vụ thông báo biến động tài khoản qua tin nhắn điện thoại.

Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng, mặc dù để số tiền lớn trong tài khoản nhưng không đăng ký sử dụng dịch vụ trên. Vì vậy, khi có các giao dịch phát sinh trái phép, người tiêu dùng không được thông báo, không biết nên không kịp liên hệ để ngân hàng tạm khóa tài khoản. Nếu kịp thời biết về các giao dịch trái phép, người tiêu dùng hoàn toàn có thể ngăn chặn thất thoát một phần tiền từ tài khoản của mình.

Bên cạnh đó, rủi ro còn đến từ việc thực hiện giao dịch tài chính tại các điểm wifi công cộng đã bị đánh cắp thông tin tài khoản, bị mất mật khẩu và bị lợi dụng để thực hiện các giao dịch trái phép trên tài khoản của người tiêu dùng. Vấn đề này cũng đã có nhiều cảnh báo của các chuyên gia về tính bảo mật yếu của mạng wifi công cộng nhưng thực tế vẫn có nhiều người tiêu dùng thực hiện các giao dịch tài chính thông qua các wifi công cộng tại quán café, tại sân bay, tại điểm truy cập Internet ở ngoài hàng...

Ngoài ra, còn có trường hợp chụp các hình ảnh có thông tin cá nhân hoặc thông tin giao dịch để chia sẻ với bạn bè, ví như việc hành khách chụp và chia sẻ vé máy bay trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo các chuyên gia, chỉ cần sử dụng phần mềm đơn giản có thể đọc được những thông tin lưu giữ trên mã vạch của vé máy bay, ví dụ: họ tên hành khách, lịch sử bay, tình trạng đặt chỗ, một số trường hợp có thể truy cập được thông tin tài khoản mà hành khách sử dụng để giao dịch...Những thông tin này nếu bị lợi dụng có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống của người tiêu dùng.

Thậm chí còn có trường hợp người tiêu dùng thực hiện theo các chỉ dẫn của kẻ lừa đảo. Đây là cách thức tưởng đã lỗi thời nhưng hiện nay vẫn thường được các đối tượng lừa đảo thực hiện.

Theo đó, người tiêu dùng có thể nhận được tin nhắn từ một kẻ giả làm đại diện ngân hàng với thông điệp cảnh báo về những lỗ hổng bảo mật và yêu cầu gọi điện đến số điện thoại hỗ trợ miễn phí. Sau đó, chúng sẽ yêu cầu được cấp tài khoản và mật khẩu để xác nhận.

Tương tự, người tiêu dùng nhận được email thông báo cần cung cấp thông tin tài khoản để thực hiện một số biện pháp xác nhận của ngân hàng. Rất nhiều người tiêu dùng đã cung cấp chi tiết các thông tin cho đối tượng lừa đảo, dẫn đến, tài khoản bị truy cập và lấy tiền trái phép. Hay trong nhiều trường hợp, với việc giả danh là cơ quan công an đang điều tra một vụ án, đối tượng lừa đảo rất dễ dàng hướng dẫn người tiêu dùng chuyển tiền trực tiếp vào một tài khoản được chỉ định để phục vụ cho việc xem xét điều tra...

Cần cảnh giác khi chia sẻ thông tin trên mạng xã hội

Cục Quản lý cạnh tranh chia sẻ, nhiều chuyên gia trên thế giới đã đưa ra nhận định, dữ liệu giờ đây mới là nguồn tài nguyên quý giá nhất chứ không phải dầu mỏ. Sự phát triển của các công ty, tập đoàn lớn như Google, Facebook, Amazon là minh chứng cụ thể cho thấy việc khai thác và quản lý dữ liệu người tiêu dùng mang lại nguồn lợi nhuận to lớn cho các tổ chức, công ty.

Do đó, với một giá trị được định hình và là thứ tài sản quý giá đối với nhiều doanh nghiệp như vậy, bản thân người tiêu dùng cần phải có sự thay đổi trong việc chia sẻ và sử dụng thông tin của mình. Đặc biệt trong thời kỳ kỹ thuật số, khi một thông tin chia sẻ trên Facebook có thể sẽ được tiếp tục chia sẻ tới hàng nghìn phương tiện truyền thông khác.

Theo Cục Quản lý cạnh tranh, từ một khía cạnh khác, sự phát triển bùng nổ của các ứng dụng trên mạng cho phép người tiêu dùng có thể tham gia sử dụng rất nhiều loại hình, ứng với mỗi loại hình đó là một khía cạnh thông tin của người tiêu dùng.

Ví như tại các trang mua bán trực tuyến, người tiêu dùng để lại thông tin về sở thích mua sắm, món hàng mua sắm, thông tin thẻ; tại các trang mạng xã hội, người tiêu dùng chia sẻ thông tin về sở thích bản thân, kế hoạch du lịch; Tại các diễn đàn thông tin, người tiêu dùng chia sẻ thông tin về nghề nghiệp, thu nhập, gia đình...Với sự hỗ trợ của các phần mềm công nghệ, một bên hoàn toàn có thể thu thập và tổng hợp toàn bộ thông tin liên quan đến bản thân của người tiêu dùng, từ đó, tạo hình thành một "con người ảo" của chính người tiêu dùng trên môi trường Internet và thông qua các phương thức để đạt được mục đích của người sử dụng các thông tin này.

"Từ những nội dung trên, có thể thấy, trong môi trường kỹ thuật số, thông tin của người tiêu dùng là tài sản quý giá không chỉ đối với các đơn vị kinh doanh mà còn đối với các đối tượng lừa đảo. Do vậy, với vai trò là người chủ, là người sở hữu thông tin, người tiêu dùng trong các quá trình giao dịch, hoặc thực hiện chia sẻ thông tin trên các phương tiện kỹ thuật số cần hiểu và nhận thức được những giá trị thông tin mà mình chia sẻ; từ đó, có những biện pháp phù hợp để bảo đảm an toàn cho thông tin, cho chính quyền lợi của bản thân mình", Cục Quản lý cạnh tranh khuyến cáo./.

Tố Uyên
Nguồn tin: TBTCO
Tin khác
Việt Nam giành lại toàn bộ lô hạt điều bị mất kiểm soát
Thứ hai, ngày 20/6/2022, 16h28
Hai container điều cuối cùng trong số 35 cái bị mất chứng từ gốc khi xuất sang Italy đã được tòa phán quyết trả lại quyền sở hữu cho doanh nghiệp Việt.
Nhiều hạn chế cản trở sự phát triển ngành Logistics tại TP Thủ Đức
Thứ năm, ngày 9/6/2022, 15h39
TPHCM - Hạ tầng kết nối, hạ tầng giao thông, chính sách,..là những rào cản để ngành logistics tại TP Thủ Đức phát triển theo hướng hiện đại và bền vững.
Logistics nâng cao năng lực thu mua hàng hóa tại chỗ như thế nào?
Thứ tư, ngày 8/6/2022, 15h28
Các doanh nghiệp logistics có thể nâng cao năng lực thu mua hàng hóa bằng tích hợp tài nguyên và tự động hóa thông qua kết nối năng lực.
Thị trường logistics bán lẻ toàn cầu dự kiến đạt 388.6 tỷ USD năm 2027
Thứ tư, ngày 8/6/2022, 15h14
Research and Markets đưa ra dự báo quy mô thị trường logistics bán lẻ toàn cầu đạt 388.6 tỷ USD vào 2027 với tốc độ tăng trưởng 10.5% CAGR.
Giải pháp cải thiện logistics tại cảng Cát Lái
Thứ hai, ngày 6/6/2022, 08h38
Giảm ùn tắc giao thông và cải thiện logistics khu vực cảng Cát Lái là giải pháp quan trọng tạo thuận lợi thương mại, thúc đẩy xuất nhập khẩu cho TP Hồ Chí Minh nói riêng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.
Khối lượng vận chuyển hàng không lại giảm vào tháng 5
Thứ sáu, ngày 3/6/2022, 10h05
Khối lượng hàng hóa trên thị trường hàng không nói chung lại giảm trong tháng 5 khi đại dịch, chiến tranh Ukraine-Nga và bất ổn kinh tế tiếp tục gây ra thiệt hại cho họ.
Phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Nhu cầu logistics rất lớn
Thứ năm, ngày 2/6/2022, 14h04
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (Word Bank), hàng năm, Đồng bằng sông Cửu Long có nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu khoảng 18 triệu tấn/năm.
Thứ tư, ngày 1/6/2022, 00h00
NGÀNH LOGISTICS LÀ GÌ HỌC NHỮNG GÌ Tuyển sinh Trường Đại học Giao thông vận tải TP HCM
Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản Đồng bằng sông Cửu Long
Thứ ba, ngày 31/5/2022, 00h00
Ngày 26/5, tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) và Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức diễn đàn "Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản Đồng bằng sông Cửu Long".
8 triệu TEUs hàng hóa được thông qua cảng biển Việt Nam trong 4 tháng
Thứ ba, ngày 3/5/2022, 00h00
Trong 4 tháng đầu năm 2022, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt khoảng 8 triệu TEUs, tăng 2%. Logistics Việt Nam đang có xu hướng phát triển tốt.