Kiến thức & Kinh nghiệm chuyên ngànhNhu cầu năng lượng gấp hai lần tốc độ tăng trưởng GDP

Nhu cầu năng lượng gấp hai lần tốc độ tăng trưởng GDP

Cập nhật lần cuối: Thứ sáu, ngày 15/3/2019, 03h05

Ảnh: Hải Vân

Khoảng 83.000 MW nguồn điện mới cần được xây dựng và đưa vào vận hành trong thời gian từ nay đến 2030.

Nhu cầu năng vượt bỏ xa tăng trưởng GDP

Tại Hội thảo Việt Nam phát triển năng lượng tái tạo hướng tới giảm thiểu các bon tại Việt Nam hôm 12.3, Thứ trưởng Bộ Công thương, ông Cao Quốc Hưng cho biết: “Nhu cầu về năng lượng của Việt Nam đã tăng gấp hai lần tốc độ tăng trưởng GDP”.

Tăng trưởng năm 2018 đạt mức 7,08%, mức cao nhất kể từ 10 năm nay. Nhưng cùng với đó là nhu cầu về năng lượng luôn ở mức cao, trên 10% vào năm 2018, sau khi đã giảm xuống dần từ mức 11% trong giai đoạn 2011-2016 và 13% giai đoạn 2005-2010.

Thứ trưởng Công thương cho rằng, nhu cầu điện tăng cao và liên tục trong nhiều năm đã tạo sức ép lớn về đầu tư phát điện và phân phối điện của quốc gia. Trong khi đó, các dự báo đều chỉ rõ từ nay đến năm 2020, GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ở mức cao, từ 6,5-7% mỗi một năm.

Theo Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt, công suất lắp đặt cho nguồn điện của cả nước lên tới 130.000 MW vào năm 2020 so với mức 47.000 MW hiện nay. Ông Hưng nói: “Khoảng 83.000 MW nguồn điện mới cần được xây dựng và đưa vào vận hành trong thời gian từ nay đến 2030 và cùng với đó là đầu tư cơ sở hạ tầng và chuyển tải, phân phối điện”.

Việt Nam đang giành ưu tiên cho phát triển năng lượng tái tạo, đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, nhằm giảm dần phụ thuộc vào các dạng năng lượng truyền thống, góp phần vào sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Nhu cau nang luong gap hai lan toc do tang truong GDP

Đến cuối năm 2018 đã đưa vào vận hành, phát điện 285 nhà máy thủy điện nhỏ, công suất khoảng 3.322 MW; 8 nhà máy điện gió với tổng công suất 243 MW và 10 nhà máy điện sinh khối với tổng công suất 212 MW. Riêng điện mặt trời tính đến cuối năm 2018 đã có 10.000 MW được đăng ký, trong đó có 8.100 MW được đưa vào quy hoạch.

Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo giai đoạn 2015-2020 có xét đến 2030 đã được Chính phủ phê duyệt vào tháng 9.2015, cũng đưa ra mục tiêu khá cụ thể, như công suất từ các  nguồn năng lượng tái tạo sẽ tăng lên từ 58.000 kWh năm 2015 sẽ tăng lên 1.101 kWh vào năm 2020 và 186.000 kWh vào năm 2030 và đạt mức 40 tỷ kWh vào năm 2050.

Để đạt các mục tiêu trên, Bộ Công thương đã ban hành các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, Thứ trưởng Công thương cũng thừa nhận, việc phát triển nhanh các nguồn điện từ năng lượng tái tạo thời gian qua đang đối mặt với một số bất cập, thách thức.

Nhu cau nang luong gap hai lan toc do tang truong GDP

Ông Cao Quốc Hưng cho biết, chi phí đầu tư cao, sản lượng điện vận hành thấp, cơ sở hạ tầng một số khu vực có tiềm năng về năng lượng tái tạo chưa sẵn sàng để giải phóng mặt bằng, nhất là đối với các dự án năng lượng mặt trời. Theo ông: “Thời gian tới, cần có một chương trình để giải quyết những bất cập này”.

Với vị trí địa lý và đường bờ biển dài, Việt Nam có nguồn năng lượng tái tạo phong phú và đa dạng. Theo Bộ Công thương, đến năm 2030, Việt Nam có khả năng phát triển khoảng 8.000 MW năng lượng tái tạo, trong đó 20.000 MW điện gió, 3.000 MW năng lượng sinh khối, 35.000 MW điện mặt trời…

Đảm bảo an ninh năng lượng

Việt Nam đang thúc đẩy các giải pháp để đảm bảo an ninh năng lượng. Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, ông Gareth Ward, cho rằng, tiết kiệm điện là một giải pháp, nhưng với nhu cầu quá lớn, Việt Nam cần phát triển thêm nguồn điện từ năng lượng tái tạo.

Phát triển năng lượng tái tạo hướng tới giảm thiểu cacbon, một chủ đề mang tính tích cực. Nhất là khi Việt Nam đặt mục tiêu giảm điện than từ 53% xuống 40% và gia tăng tỷ trọng điện từ nguồn năng lượng tái tạo.

Nước Anh, một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về công suất điện gió ngoài khơi. Đến nay, 2GW đã được lắp đặt trong năm vừa qua. Anh đang hướng tới mục tiêu 30 GW vào năm 2030 trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi.

Trong khi đó, điện gió hiện chiếm 10% thị phần năng lượng của Anh. “Điều đó có nghĩa, một mặt chúng tôi đã giảm việc dựa vào than để sản xuất điện, năm 2012 dựa tới 40% vào than nay chỉ còn dựa vào khoảng 6%” ông Gareth Ward nói.

Thêm  nữa, để tiếp tục xu thế giảm điện than và tăng cấu phần của năng lượng tái tạo, theo Đại sứ Anh, Việt Nam cần tiếp tục củng cố khung pháp lý, khung chính sách, để giúp các dự án, nhất là các dự án sử dụng nguồn tiền của khu vực tư nhân, trở nên khả thi.

Vị đại sứ đến từ nước Anh cho “đây chính là thời điểm để chúng ta tiếp tục nhấn mạnh những vấn đề quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến giá điện bán lẻ, nâng cấp lưới điện… hay những vấn đề then chốt khác để giúp ngành năng lượng của Việt Nam cất cánh”.

Hải Vân
Tin khác
Việt Nam giành lại toàn bộ lô hạt điều bị mất kiểm soát
Thứ hai, ngày 20/6/2022, 16h28
Hai container điều cuối cùng trong số 35 cái bị mất chứng từ gốc khi xuất sang Italy đã được tòa phán quyết trả lại quyền sở hữu cho doanh nghiệp Việt.
Nhiều hạn chế cản trở sự phát triển ngành Logistics tại TP Thủ Đức
Thứ năm, ngày 9/6/2022, 15h39
TPHCM - Hạ tầng kết nối, hạ tầng giao thông, chính sách,..là những rào cản để ngành logistics tại TP Thủ Đức phát triển theo hướng hiện đại và bền vững.
Logistics nâng cao năng lực thu mua hàng hóa tại chỗ như thế nào?
Thứ tư, ngày 8/6/2022, 15h28
Các doanh nghiệp logistics có thể nâng cao năng lực thu mua hàng hóa bằng tích hợp tài nguyên và tự động hóa thông qua kết nối năng lực.
Thị trường logistics bán lẻ toàn cầu dự kiến đạt 388.6 tỷ USD năm 2027
Thứ tư, ngày 8/6/2022, 15h14
Research and Markets đưa ra dự báo quy mô thị trường logistics bán lẻ toàn cầu đạt 388.6 tỷ USD vào 2027 với tốc độ tăng trưởng 10.5% CAGR.
Giải pháp cải thiện logistics tại cảng Cát Lái
Thứ hai, ngày 6/6/2022, 08h38
Giảm ùn tắc giao thông và cải thiện logistics khu vực cảng Cát Lái là giải pháp quan trọng tạo thuận lợi thương mại, thúc đẩy xuất nhập khẩu cho TP Hồ Chí Minh nói riêng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.
Khối lượng vận chuyển hàng không lại giảm vào tháng 5
Thứ sáu, ngày 3/6/2022, 10h05
Khối lượng hàng hóa trên thị trường hàng không nói chung lại giảm trong tháng 5 khi đại dịch, chiến tranh Ukraine-Nga và bất ổn kinh tế tiếp tục gây ra thiệt hại cho họ.
Phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Nhu cầu logistics rất lớn
Thứ năm, ngày 2/6/2022, 14h04
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (Word Bank), hàng năm, Đồng bằng sông Cửu Long có nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu khoảng 18 triệu tấn/năm.
Thứ tư, ngày 1/6/2022, 00h00
NGÀNH LOGISTICS LÀ GÌ HỌC NHỮNG GÌ Tuyển sinh Trường Đại học Giao thông vận tải TP HCM
Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản Đồng bằng sông Cửu Long
Thứ ba, ngày 31/5/2022, 00h00
Ngày 26/5, tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) và Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức diễn đàn "Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản Đồng bằng sông Cửu Long".
8 triệu TEUs hàng hóa được thông qua cảng biển Việt Nam trong 4 tháng
Thứ ba, ngày 3/5/2022, 00h00
Trong 4 tháng đầu năm 2022, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt khoảng 8 triệu TEUs, tăng 2%. Logistics Việt Nam đang có xu hướng phát triển tốt.