Kiến thức & Kinh nghiệm chuyên ngànhRắc rối của Boeing là cơ hội của máy bay Made-in-China

Rắc rối của Boeing là cơ hội của máy bay Made-in-China

Cập nhật lần cuối: Thứ năm, ngày 21/3/2019, 15h41

Ảnh: Bloomberg.

Dòng máy bay C919, do một công ty Trung Quốc sản xuất, sẽ cạnh tranh với Boeing 737 Max 8, cũng như Airbus 320neo, Bloomberg nhận định.

Ngoài Airbus, các hãng hàng không, quan ngại về các máy bay do Boeing sản xuất, có thể có thêm một lựa chọn khác: chính phủ Trung Quốc. Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (Comac) đang chế tạo C919, một chiếc máy bay chở khách thân hẹp có sức chứa khoảng 170 người, mà công ty cho biết có hơn 800 đơn đặt hàng trên toàn thế giới.

Dòng máy bay này sẽ cạnh tranh với Boeing 737 Max 8, cũng như Airbus 320neo, như một phần trong tham vọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là xây dựng một ngành công nghiệp hàng không vũ trụ toàn diện và làm gián đoạn các công ty phương Tây trên bầu trời.

Trung Quốc đã yêu cầu ngừng sử dụng dòng máy bay Max 8 vài giờ sau vụ tai nạn của hãng hàng không Ethiopia, dẫn đến làn sóng ngưng sử dụng loại máy bay này trên toàn cầu. Đây là cơ hội cho Comac, Chad Ohlandt, một kỹ sư cao cấp của Rand Corp ở Washington, nhận định. Ông nói thêm: “Nếu họ thông minh, họ có thể tiếp cận 10 hãng hàng không vốn đang cân nhắc mua máy bay thân hẹp”.

Comac, vốn bắt đầu thực hiện các chuyến bay thử nghiệm cho dòng C919 vào năm 2017, đã nhận được 815 đơn đặt hàng từ 28 khách hàng, bao gồm cả GE Capital Aviation Services.

Rac roi cua Boeing la co hoi cua may bay Made-in-China
 

Comac đang hợp tác với United Aircraft, công ty có trụ sở tại Moscow – Nga, để phát triển dòng máy bay CR929 thân rộng, có thể bay thực hiện các tuyến đường dài như từ Bắc Kinh đến New York. Các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đang phát triển một loạt các máy bay, bao gồm máy bay thân rộng, máy bay phản lực thương mại, máy bay trực thăng, thủy phi cơ… “Sản xuất hàng không là một ưu tiên hàng đầu của đất nước”, Yu Zhanfu, một đối tác tại Roland Berger Strategy - công ty tư vấn chuyên về ngành hàng không vũ trụ và quốc phòng tại Bắc Kinh, cho biết.

“Khi ngành sản xuất hàng không của một nước đạt mức kinh tế vì quy mô, nó sẽ nâng cấp toàn bộ chuỗi công nghiệp. Vào tháng 11 năm ngoái, Comac nói rằng thị trường hàng không Trung Quốc sẽ nhận 9.000 máy bay trị giá 1,3 nghìn tỉ USD trong hai thập kỷ tới. Hai phần ba trong số đó sẽ là những chiếc máy bay một lối đi như Boeing 737 và C919.

Điều đó có thể đặt Boeing vào tình thế phải cạnh tranh với một trong những đối tác của mình. Comac và Boeing là đồng sở hữu của một trung tâm lắp ráp ở phía Nam Thượng Hải, vốn đã khai trương vào tháng 12.2018 với việc bàn giao máy bay 737 Max 8 cho Air China. Khách hàng của Comac hiện là các hãng hàng không nhỏ, bao gồm hãng hàng không Thành Đô và hãng hàng không Genghis Khan.

 “Comac là một đối thủ cạnh tranh tuyệt vời và chúng tôi rất tôn trọng họ”, Boeing cho biết trong một email. Trung Quốc chiếm khoảng 14% doanh thu của Boeing.

Nhưng tham vọng của Bắc Kinh không phải là không có trở ngại. Máy bay Trung Quốc hiện không có hồ sơ theo dõi an toàn mà phương Tây đang có. Quan trọng hơn, không có công ty Trung Quốc nào có khả năng thiết kế và sản xuất động cơ cho máy bay phản lực thương mại, Yong Teng, một đối tác của công ty tư vấn L.E.K. tại Thượng Hải, nhận định. Các động cơ của C919 được sản xuất bởi CFM International, một công ty liên doanh của General Electric và Safran SA của Pháp.

Công nghệ là trung tâm của các cáo buộc mà Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra chống lại hai công dân Trung Quốc vào tháng 10. Các cáo buộc cho biết rằng họ là những sĩ quan tình báo, bị cho là đã cố gắng hack hệ thống máy tính của các công ty để lấy thông tin liên quan đến động cơ máy bay thương mại. Mỹ cũng đã tiết lộ các cáo buộc liên quan đến một người bị tình nghi là điệp viên Trung Quốc và cáo buộc người này âm mưu đánh cắp bí mật thương mại từ các công ty hàng không và hàng không vũ trụ Mỹ.

Chính phủ Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc. Ông Nicholas Eftimiades, một giảng viên tại Trường Quan hệ Công chúng tại Đại học Bang Pennsylvania ở Harrisburg, thì nhận định: “Công nghệ hàng không vũ trụ là mục tiêu số 1 cho hoạt động gián điệp của Trung Quốc”.

Mạnh Đức
Nguồn tin: Nhịp cầu đầu tư
Tin khác
Việt Nam giành lại toàn bộ lô hạt điều bị mất kiểm soát
Thứ hai, ngày 20/6/2022, 16h28
Hai container điều cuối cùng trong số 35 cái bị mất chứng từ gốc khi xuất sang Italy đã được tòa phán quyết trả lại quyền sở hữu cho doanh nghiệp Việt.
Nhiều hạn chế cản trở sự phát triển ngành Logistics tại TP Thủ Đức
Thứ năm, ngày 9/6/2022, 15h39
TPHCM - Hạ tầng kết nối, hạ tầng giao thông, chính sách,..là những rào cản để ngành logistics tại TP Thủ Đức phát triển theo hướng hiện đại và bền vững.
Logistics nâng cao năng lực thu mua hàng hóa tại chỗ như thế nào?
Thứ tư, ngày 8/6/2022, 15h28
Các doanh nghiệp logistics có thể nâng cao năng lực thu mua hàng hóa bằng tích hợp tài nguyên và tự động hóa thông qua kết nối năng lực.
Thị trường logistics bán lẻ toàn cầu dự kiến đạt 388.6 tỷ USD năm 2027
Thứ tư, ngày 8/6/2022, 15h14
Research and Markets đưa ra dự báo quy mô thị trường logistics bán lẻ toàn cầu đạt 388.6 tỷ USD vào 2027 với tốc độ tăng trưởng 10.5% CAGR.
Giải pháp cải thiện logistics tại cảng Cát Lái
Thứ hai, ngày 6/6/2022, 08h38
Giảm ùn tắc giao thông và cải thiện logistics khu vực cảng Cát Lái là giải pháp quan trọng tạo thuận lợi thương mại, thúc đẩy xuất nhập khẩu cho TP Hồ Chí Minh nói riêng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.
Khối lượng vận chuyển hàng không lại giảm vào tháng 5
Thứ sáu, ngày 3/6/2022, 10h05
Khối lượng hàng hóa trên thị trường hàng không nói chung lại giảm trong tháng 5 khi đại dịch, chiến tranh Ukraine-Nga và bất ổn kinh tế tiếp tục gây ra thiệt hại cho họ.
Phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Nhu cầu logistics rất lớn
Thứ năm, ngày 2/6/2022, 14h04
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (Word Bank), hàng năm, Đồng bằng sông Cửu Long có nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu khoảng 18 triệu tấn/năm.
Thứ tư, ngày 1/6/2022, 00h00
NGÀNH LOGISTICS LÀ GÌ HỌC NHỮNG GÌ Tuyển sinh Trường Đại học Giao thông vận tải TP HCM
Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản Đồng bằng sông Cửu Long
Thứ ba, ngày 31/5/2022, 00h00
Ngày 26/5, tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) và Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức diễn đàn "Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản Đồng bằng sông Cửu Long".
8 triệu TEUs hàng hóa được thông qua cảng biển Việt Nam trong 4 tháng
Thứ ba, ngày 3/5/2022, 00h00
Trong 4 tháng đầu năm 2022, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt khoảng 8 triệu TEUs, tăng 2%. Logistics Việt Nam đang có xu hướng phát triển tốt.